PHẢN HỒI TỪ KHÁCH HÀNG

Phản hồi từ khách hàng Hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai

Bắt nguồn từ việc mở rộng ra nước ngoài từ thời kỳ trước chiến tranh, từ những dự án tầm cỡ quốc gia đến nay tập đoàn Obayashi đã có rất nhiều thành tựu tại Việt Nam. Công ty đang có rất nhiều dự án mang ý nghĩa phát triển xã hội đang được triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi công ty có trụ sở tại Việt Nam và các khu vực lân cận.

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn về sự vượt qua rào cản về văn hóa cũng như việc áp dụng công nghệ vào công trường thi công của công ty Obayashi.

HỢP TÁC PHỎNG VẤN:

Tập đoàn Obayashi VIETNAM

Anh Keita Kasahara (Trưởng phòng cơ điện, người đứng giữa trong ảnh)

Sử dụng hỗ trợ bằng tiếng Việt tại công trường ngay khi vừa bắt đầu

Cảm ơn anh đã sắp xếp thời gian phỏng vấn trong khi việc xây dựng ở công trường đang tiến hành rất bận rộn. Trước tiên, anh Kasahara có thể cho chúng tôi biết về vai trò và nhiệm vụ của anh được không?

 

Anh Kasahara (K) : Tôi đảm nhận việc giám sát nhiều dự án xây dựng đang được triển khai tại Việt Nam. Tôi nắm bắt thông tin và tiến độ thi công của các thành viên trong nhóm và các công ty đối tác thông qua việc sử dụng SPIDERPLUS.

 

SPIDERPLUS đã được sử dụng tại công trường này bao lâu rồi thưa anh?

 

(K) : Tính đến thời điểm hiện tại là khoảng 3 tháng. Việc xây dựng đang ở giai đoạn đầu, nhưng công việc xây dựng cọc và nền bê tông đã bắt đầu. Việc xây dựng dự kiến ​​sẽ được hoàn thành vào mùa hè năm sau.

 

Xin anh cho chúng tôi biết lý do chọn sử dụng SPIDERPLUS cho công trường hiện tại là gì?

 

(K) : Trước đây, khi sử dụng ứng dụng này tại một công trường ở Hà Nội, tôi nghe được được nhiều lời khen vì tính dễ sử dụng và dễ dàng nắm bắt thông tin khi sử dụng ứng dụng này. Khi dùng SPIDERPLUS để kiểm tra hoặc nghiệm thu, tôi chỉ cần mang theo một chiếc iPad là có thể dễ dàng lấy được những thông tin mình cần. Hơn nữa, nó rất dễ dàng trong việc có thể nắm bắt được tình trạng trước và sau khi thi công chỉ trên một màn hình.

 

Trong giai đoạn công trình mới bắt đầu thi công này, những chức năng nào đã và đang được sử dụng chủ yếu thưa anh?

 

(K) : Phần lớn chúng tôi sử dụng các chức năng quản lý ảnh trong giai đoạn này. Bằng cách liên kết ảnh chụp tại vị trí đang thi công với bản vẽ và chia sẻ nó lên đám mây, thì mọi người tham gia dự án đều có thể nắm bắt được tiến độ.

Ngoài ra, với tôi người đang cần theo dõi tiến độ của nhiều công trường thì việc dữ liệu được chia sẻ trên đám mây giúp tôi có thể nắm bắt tiến độ thi công của nhiều dự án tại bất cứ đâu một cách thuận tiện mà không cần đi tới công trường đó.

 

Trước đây việc học cách sử dụng ứng dụng được thực hiện như thế nào thưa anh?

 

(K) : Đội ngũ nhân viên hỗ trợ của SPIDERPLUS ở nước ngoài đã tổ chức những buổi đào tạo trực tuyến cho chúng tôi. Ngoài việc được tổ chức trực tuyến, các buổi học còn được tổ chức tại các công trường.

 

Anh nhận được phản hồi thế nào từ các thành viên tham gia các buổi học?

 

(K) : Họ nói các buổi học trực tuyến rất tốt, nhưng những buổi học trực tiếp tại công trường sẽ trực quan vì các chức năng được thao tác trực tiếp nên sẽ dễ nhớ và dễ áp dụng vào thực tiễn hơn. Chúng tôi cũng đang xem xét và muốn được tổ chức thêm các buổi học tại các công trường.

Cả các nhân viên Nhật Bản và Việt Nam đều đang làm việc tại công trường. Nhân viên Nhật Bản sẽ sử dụng SPIDERPLUS phiên bản tiếng Nhật và các nhân viên Việt Nam sử dụng phiên bản tiếng Anh, nhưng tôi đánh giá rất cao vì nó dễ thao tác, giao diện thân thiện và rất trực quan.

 

Sắp tới việc tổ chức các buổi đào tạo tại Việt Nam có vẻ sẽ trở nên phổ biến. Nhân tiện, từ tháng 5 năm 2023 chúng tôi đã có bộ phận hỗ trợ người dùng bằng tiếng Việt, các anh đã sử dụng chưa?

 

(K) : Chúng tôi đã và đang sử dụng ngay lập tức. Ở Nhật Bản việc hỗ trợ người dùng thường qua gọi điện thoại, nhưng ở Việt Nam hầu hết đều sử dụng hỗ trợ bằng tin nhắn. Những nhân viên đã sử dụng dịch vụ hỗ trợ cho biết họ cảm thấy thuận tiện vì có thể giải quyết vấn đề ngay lập tức.

 

Tình hình ngành xây dựng ở Việt Nam và giá trị của việc chuyển đổi số góc nhìn từ công trường

Anh Kasahara anh cảm nhận về khác biệt văn hóa ở Việt Nam như thế nào?

 

(K) : Nếu phải chọn một điều, tôi nghĩ việc giao tiếp ở Việt Nam rất sôi nổi và nó khác hẳn với Nhật Bản. Và đó không chỉ đơn thuần là hoạt động giao tiếp sôi nổi bình thường, mà nó còn liên quan trực tiếp và sâu sắc đến việc đưa ra quyết định.

Tại Nhật Bản, các quyết định được đưa ra bởi những người ở vị trí cao hơn và được thông báo cho người cấp dưới.

Còn ở Việt Nam, mọi người có xu hướng thảo luận cởi mở về các vấn đề, đề xuất cải tiến trong công việc mà không kể cấp bậc. Các quyết định thường được đưa ra thông qua các cuộc giao tiếp và tranh luận như vậy.

 

Anh nghĩ giá trị của việc sử dụng SPIDERPLUS trong môi trường giao tiếp sôi nổi như vậy là gì?

 

(K) : Nó giúp lưu trữ lại thông tin. Thông tin trong những lần bàn bạc sôi nổi đó sẽ được lưu lại và chia sẻ cho mọi người. Sắp tới việc thi công sẽ được đẩy mạnh và số lượng người tham gia cũng sẽ tăng lên. Khi đó, tôi nghĩ vai trò và giá trị của việc sử dụng SPIDERPLUS để thể chia sẻ thông tin sẽ ngày càng lớn.

 

Tính năng đang được anh cân nhắc sử dụng trong tương lai không?

 

(K) : Chúng tôi đang xem xét sử dụng các chức năng phù hợp với tiến độ xây dựng như tạo hồ sơ kiểm tra và xác nhận sửa chữa. Dự báo về dài hạn số lượng nhân công trong ngành xây dựng ở Việt Nam dự kiến ​​sẽ giảm đi. Tôi nghĩ ngay từ bây giờ, việc bắt đầu cải thiện hiệu quả công việc bằng cách kết hợp nhiều công cụ chuyển đổi kỹ thuật số là rất quan trọng.

 

Cảm ơn anh rất nhiều!

Phản hồi từ khách hàng mới nhất

  • Phản hồi từ khách hàng
  • 11-10-2023

Hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai

Cam kết bảo mật

Với chúng tôi, việc quản lý bảo mật thông tin là một vấn đề vô cùng quan trọng. Do đó chúng tôi đã thiết lập một hệ thống quản lý bảo mật thông tin (gọi là "ISMS") tuân thủ "ISO/IEC 27001:2013", nhằm bảo vệ tài sản thông tin của khách hàng và của chính chúng tôi, để ngăn ngừa các sự cố bảo mật, và liên tục cải thiện an ninh thông tin.

ISO/IEC 27001:2013
ISO/IEC 27001:2013